Giải pháp nâng cao chất lượng không khí trong nhà ở đô thị

Thiết kế mẫu nhà phố mặt tiền 6m 4 tầng – Chị Thuý, Tây Ninh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cũng cho thấy, mỗi giờ có khoảng 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp ba lần số tử vong vì sốt rét, bệnh lao và AIDS mỗi năm. Cũng theo WHO, Việt Nam có 34.232 người tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí (AQI – ứng dụng Air Quality Index đo chỉ số ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua liên tục tăng cao.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đô thị hóa, dân số tăng nhanh, nhất là mật độ xây dựng, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến. Về nguồn gây ô nhiễm không khí, chủ yếu từ các nguồn tại chỗ, như hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt rơm rạ, đốt rác và một số nguồn vận chuyển từ xa. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường tăng cao vào giờ cao điểm, từ 60% đến 70% bụi mịn do ôtô, xe máy thải ra.

Để góp phần giải đáp những nguyên nhân trên,  ngày 14/11/2020 tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn –   Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Panasonic tổ chức Hội thảo: Giải pháp nâng cao chất lượng không khí trong nhà ở đô thị”. Từ góc nhìn của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhà cung cấp, các giải pháp nâng cao chất lượng không khí không chỉ được đánh giá, đề xuất trên phương diện quy hoạch – kiến trúc mà còn được nhìn nhận từ nhiều góc độ: Quản lý môi trường đô thị, công nghệ ứng dụng, kinh nghiệm hoạt động từ các dự án lớn, các đô thị thông minh trên thế giới. Các giải pháp được đề xuất và phân tích một cách thấu đáo từ bản chất của xã hội học đô thi, bao gồm sự tương tác giữa thiết chế xã hội và văn hóa đô thị, điều này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng môi trường sống.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc đánh giá cao những nỗ lực của giới nghề trong việc nâng cao chất lượng môi trường sống, không gian ở của người dân: “Theo đánh giá vào cuối năm 2019, sự gia tăng không ngừng của lượng chất bụi trong không khí, cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động. Quá trình đô thị hóa nhanh là một trong những nguyên chính gây ra những điều này. Bằng những nghiên cứu, sáng tác từ quy hoạch đến thiết kế, giới kiến trúc sư đã đóng góp nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, hiện nay những giải pháp hoàn toàn tự nhiên chỉ đem lại hiệu quả tại những vùng có mật độ dân số thấp. Các vùng đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với mật độ dân số cao, thì giải pháp kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên là cần thiết để đem lại hiệu quả. Hy vọng, sau hội thảo này, trên cơ sở lý luận khoa học của các chuyên gia, nhà thiết kế, chúng ta sẽ có những giải pháp đồng bộ giữa kiến trúc và công nghệ, thực sự hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng không khí trong môi trường ở của người dân đô thị.”

KTS Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Chủ tịch Hội KTS TP. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Hội thảo là dịp để chúng ta thảo luận giải pháp làm môi trường trở nên tốt hơn. Qua hội thảo, chúng tôi mong rằng, các chuyên gia, khách mời sẽ cùng thảo luận, đề xuất những giải pháp kiến trúc và công nghệ tốt nhất để cải thiện chất lượng môi trường không gian ở đô thị.”

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa gia tăng tất yếu dẫn đến nhiều nguy cơ trên nhiều phương diện như kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, vấn nạn về môi trường, ô nhiễm không khí đã trở thành bài toán khó giải quyết trên quy mô toàn cầu. Tại hội thảo, các chuyên gia, khách mời đã cùng chia sẻ, trao đổi, đề xuất không chỉ trên phương diện Quy hoạch – Kiến trúc mà còn từ nhiều góc độ như Quản lý môi trường đô thị, công nghệ ứng dụng, kinh nghiệm hoạt động từ các dự án lớn, các đô thị thông minh trên thế giới.

Ông Kei Taniguchi – Giám đốc điều hành Panasonic Air – Conditioning, đơn vị đồng hành tổ chức hội thảo chia sẻ: “Panasonic bắt đầu nâng cấp các sản phẩm dân dụng sang các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ và cải thiện chất lượng môi trường. Chúng tôi mong muốn sẽ trở thành nhà giải pháp trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tại Việt Nam và hội thảo ngày hôm nay sẽ giúp mọi người hiểu hơn về các sản phẩm của Panasonic.”

Tại phiên thảo luận đầu tiên, các chuyên gia, nhà quản lý đã có những góc nhìn toàn cảnh về thực trạng chất lượng không khí tại Việt Nam hiện nay và bước đầu đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng không khí bằng các thiết chế quản lý và văn hoá đô thị.

Dưới góc nhìn đa dạng, hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng không khí trong nhà ở đô thị” đã cung cấp caí nhìn toàn cảnh, mang đến những phân tích thấu đáo từ bản chất của xã hội học đô thị. Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28/11/2020 sắp tới. 

Hoàng Trần

Tại Thiết kế biệt thự Kiến An, các kiến trúc sư đã tính toán chi tiết sao cho mang đến hiệu quả tốt nhất về lọc ánh sáng và không khí. Gửi đến quý bạn đọc một số minh chứng rõ nét về thiết kế nội thất nhà phố:

Thiết kế nội thất nhà ống 5m hiện đại – Anh Bình, Tân Phú

Mẫu thiết kế nội thất nhà ống hiện đại – Chị Vân, Tân Bình

Mẫu thiết kế nội thất nhà 80m2 3 tầng – Anh Hải, Long An



Comments

Popular posts from this blog

Công ty thiết kế biệt thự - Dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp

BST ĐÈN TRANG TRÍ CHO CĂN HỘ LÃNG MẠN VÀO LỄ TÌNH NHÂN 14.2

BẾP TỪ LIỆU CÓ PHẢI GIẢI PHÁP BẾP NÚC THÍCH HỢP NHẤT CHO TẾT NÀY?